Vừa qua biết được dự thảo Quy chế quản lý game: “Mỗi game chỉ được chơi ba giờ, tắt server trước 22h, không cho học sinh mặc đồng phục vào chơi trong giờ học… là những biện pháp được Bộ Thông tin - Truyền thông đưa ra nhằm quản lý trò chơi trực tuyến.”, mình có chút đôi điều muốn nói:
Quy chế mới là điều tất yếu
Thiết nghĩ rằng việc đưa ra “giải pháp mới” thay thế “luật củ” là hợp lí ở phương diện đổi mới. Ở “luật củ” thì rõ ràng là không hiệu quả và khả thi cho lắm. Tuy nói rằng game thủ bị giới hạn 3h chơi game online, nhưng thực tế họ có thể chơi nhiều hơn giờ quy định và chơi thật vô tư vẫn được “thăng cấp”. Chẳng hạn là nhà cung cấp đưa ra “hệ thống nhiệm vụ”, khi người chơi hoàn thành nhiệm vụ thì vẫn được kinh nghiệm. Hiển nhiên họ không bị luật sờ mó vì họ đã giới hạn giờ chơi như luật rồi. Ở đây là một cách lách luật.
Quy chế chưa hợp lý
Tuy nhiên ở “bản dự thảo” hơi không hợp lý một chút. Qủa thật giới hạn giờ chơi còn 3 tiếng là quá ít(với 3 tiếng 1 ngày thì chơi được gì chứ), cùng với “ngừng dịch vụ” vào lúc 22h là quá sớm. Rõ ràng ở đây chúng ta nhằm vào đối tượng “trẻ em”. Nhưng game thủ còn có “người lớn” nữa. Cho nên theo mình thì đề xuất là: giới hạn giờ chơi từ 3 –> 5h(Chơi liên tục không quá 3 tiếng, và cách khoãng chắc vài tiếng) và “ngừng dịch vụ” vào lúc 0h, mở lại khoãng 6h là hợp lý nhất. Với đề xuất trên người chơi sẽ tạm đủ thời gian để chơi, và hoàn toàn chia các khoãng thời gian nhỏ để chơi game(tối thiểu 2 lần), họ không phải ngồi liên tục mà bỏ bê “việc học, việc làm” vấn đảm bảo cho “nghiệp chơi”. Còn chuyện tắt lúc 0h, mở lúc 6h, thì “người lớn” sẽ không phải thiệt thòi về không được chơi quá sớm.
Doanh nghiệp lo tổn thất
Doanh nghiệp phàn nàn là sợ người dùng sẽ chuyển sang chơi game “nước ngoài” khi bị giới hạn bởi quy chế. Tuy nhiên vẫn có những lý do khó mà người dùng không quay lưng với họ:
- Đổi sang chơi game nước ngoài thì người chơi game phải đối diện với những vấn đề khó khăn như: thứ nhất ngôn ngữ, không được hổ trợ trực tiếp như dịch vụ trong nước, đường truyền mạng, giao dịch bằng ngoại tệ hay USD, số tiền bỏ ra mua tài sản ảo nhiều hơn VND, giao dịch giữa các game thủ bị giới hạn về địa lý…Vì thế số lượng người có thể chơi game online nước ngoài sẽ không nhiều nên doanh nghiệp không cần phải lo. Nội vụ hổ trợ là ăn đứt.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng không phải lo vì giờ chơi hạn hẹp. Thị trường game online hiện nay thì chơi là miễn phí, tức là không thu tiền theo giờ chơi. Mà thay vào đó người chơi sẽ mua “vật phẩm hổ trợ trong game” từ nhà cung cấp. Cho nên doanh nghiệp cũng không lo gì từ khoãng này.
Xét cho cùng, thì nhà nước củng muốn tốt cho tất cả chúng ta thôi. Tránh tổn thất cho doanh nghiệp thì sẽ có hại cho nhiều người. Hãy thử nghĩ một số những người lầm lỡ “nghiện game” bỏ bê “việc học, việc làm” đáng lẽ ra là nhân tố tài năng đóng góp cho đất nước, thì thiệt hại nó tới đâu. Nếu doanh nghiệp thấy trong nước khó có thể cung cấp game trong nước thì hoàn toàn có thể mở rộng thị trường ra nước ngoài…
Dù sao đây cũng là suy nghĩ nông cạn của bản thân, suy nghĩ của người không phải đứng trên cương vị của nhà cung cấp game, không phải là người trong cuộc cho nên có cái nhìn hơi thóang, có phần nào không phù hợp, hay sơ xót thì mong mọi người góp ý.
Ngây Ngô
Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Ngây Ngô ở câu :"Đây cũng là suy nghĩ nông cạn của bản thân"
Trả lờiXóaHi "Không Ngây Ngô" ! Mình khác nhau chữ "không" nên ý kiến cũng khác nhau. Sao bạn không nói lên lý do vậy nhỉ ? Có thể mình cùng thảo luận ^_^
Trả lờiXóa