
Theo tìm hiểu thì được biết: cái tôi còn được gọi là bản ngã. Nhớ hồi đó nghe câu “bản ngã của cuộc đời” cũng không hiểu lắm lắm. Giờ biết cái này củng hơi hơi hiểu hiểu.
Lên Wikipedia nó chỉ tới 3 khái niệm. Sau đây tui sẽ liệt kê 3 khái niệm cho “bà con” tham khảo:
- Trong triết học, "cái tôi" được hiểu là cái tôi ý thức hay đơn giản là tôi, bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác.
- Trong phân tâm học, "cái tôi" (ego) là phần cốt lõi của tính cách liên quan tới thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội. Theo Sigmund Freud, "cái tôi" cùng với "nó" (id) và "cái siêu tôi" (superego) là ba miền của tâm thức. "Cái tôi" được hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài, "cái tôi" học cách cư xử sao cho kiểm soát được những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận. "Cái tôi" có vai trò trung gian hòa giải giữa những ham muốn vô thức và những tiêu chuẩn nhân cách và xã hội.
- Trong triết lý Phật giáo, "cái tôi", thường gọi là "ngã", là "cái tôi" được thiết thuyết với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử. Đạo Phật không công nhận sự hiện diện của một "ngã" như thế.Thực ra định viết một bài nói về cái tôi do mình tự viết. Mà lên wiki tham khảo thì thật bất ngờ, mấy cái định nghĩa không những giải quyết được vấn đề “định nghĩa” định nói, mà chúng còn nói thêm cái ý kiến mà tui định nói luôn. Thiệt là…
Chậc…! Cái tôi dù sao cũng chỉ là những đặc tính để phân biệt với người khác thôi. Thế mà, người ta lại thổi phồng nó lên. Rồi đưa bao nhiêu cái trời ơi đất hỡi. Nào là cố gắng làm cho “cái tôi” nó bự lên, biểu hiện thoái hóa ra bên ngoài. Người ta không cần phải “cố nhìn thấy cái tôi” mà nó “đập ngay vào mặt” họ rồi. Cách ăn mặc ư ? lối sống ư, cách sống ư…
Suy cho cùng thì cái tôi cũng do ảnh hưởng của xã hội mà ra. Theo câu nói “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” thì cái tôi ở xã hội tốt thì nó tốt, ngược lại thì ngược lại. Mà cái đáng nói ở đây là “cái tôi” nó vượt lên xã hội luôn. Bạn hiểu ý tui chứ ? Cái gọi là tất yếu cơ bản của xã hội “lễ, nghĩa, nhân…” mà không có quan điểm nào có thể nói là nó sai. Vậy là “cái tôi” của một số người nó bác bỏ đấy. Ngộ không ?
Bạn cố gắng chứng tỏ cái tôi của mình bằng mọi cách. Nào là cách ăn mặc, cách cư xử, cách đi đứng…Khi xã hội lên tiếng chỉ trích bạn bảo rằng “đó là cái tôi của tôi”, mấy người phản bác thì “bọn chúng chẳng có cái tôi gì hết, lu mờ”. Khốn nạn thật, cái tôi rốt cuộc chỉ là cái nhận biết với người khác trên cõi đời này, cái tôi chịu ảnh hưởng của xã hội mà ra. Thế mà xã hội lên tiếng thì bảo đó là cái tôi. Đạo Phật không công nhận sự hiện diện một “ngã” như thế là đúng.
Thôi gõ nhiều mệt quá ^^! Tóm gọn lại bạn muốn thể hiện cái tôi của mình không nhất thiết là phải “bộc phát đập vào mặt người ta” và bạn là bạn không ai có thể quên hay nhầm lẫn bạn được. Trước khi bạn biểu hiện cái tôi, bạn cần phải sống phù hợp với xã hội, đạo đức con người…Thử hỏi cái tôi bất nghĩa , bất trung, vô nhân tính…đó được gọi là cái tôi chăng…đúng hơn đó là cái tệ hại nhất của xã hội. Đây là hệ lụy của cái tôi mà nói một cách "giang hồ" là cái tôi biến thái…Và đó không phải là cái tôi mà xã hội “tôn vinh, ca ngợi”.
Rốt cuộc cái tôi là gì ? Đâu là “bản ngã” của cuộc đời. Và rồi bạn sẽ còn gì với cái cuộc đời này…hay chỉ còn là “ta với ta”.
Tái nạm: Các bạn chú ý tui không cố nói cái tôi chi tiết nào hết. Mà chỉ là chung chung trúng ai thì trúng. He he…!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét