9/9/10

Tại sao dân kỹ thuật – nghiên cứu đầu tư nhiều chất xám lại ít tiền ?



Câu hỏi này mình cũng đã từng tự hỏi. Và thật sự rất day dứng và khổ tâm nhiều lắm. Lần trả lời đầu tiên cho câu hỏi là chấp nhận nó. Cho tới khi tui nhận được câu hỏi của một người bạn . Lúc này mình mới thực sự nghĩ và nghĩ thật kỹ, rằng nguyên cớ tại sao lại như vậy. Chẵng lẽ xã hội lại bất công như vậy ? Câu trả lời rất hay mà mình nghĩ ra là không có sự bất công ở đây. Vì sao ư hãy cùng mình tự sự…

Đầu tiên để trả lời tại sao lại ít tiền ta cần trả lời câu: “Vì sao người ta trả tiền cho bạn ?”.
Người ta sẽ trả tiền bạn khi : Bạn làm cho người ta thoả mãn nhu cầu của họ. Ví dụ: người ta cần uống nước -> bạn bán nước. người ta muốn ngủ -> bạn bán giường, chiếu…

Để tiếp tục tiến tới câu trả lời mình cùng phân tích đặc điểm nghề nghiệp nhé. Đặc điểm nghề nghiệp về dân kỹ thuật – nghiên cứu khoa học. Vâng điều không thể phủ định họ đầu tư chất xám nhiều vào công việc của mình. Chú ý là công việc của mình. Tức là dân kỹ thuật thì đầu tư chất xám về tác vụ kỹ thuật. Dân nghiên cứu đầu tư chất xám vào việc nghiên cứu của mình. Và sản phẩm của họ là gì…? Dân kỹ thuật cho một sản phẩm hay một thao tác nào đó (ví dụ: cái máy nghe nhạc, cái đĩa..). Dân nghiên cứu sản phẩm là một công trình nghiên cứu vĩ đại.

Xét 2 ý mình đã nói ta thấy: Những sản phẩm trên đã thoả mản gì nhu cầu người dùng chưa. Một sản phẩm không tự nó có giá trị, nó không thể tự bán, không thể tự mua hay tóm gọn lại là thoả mãn một người nào đó. Nó có giá trị khi nó được bán đi hay giao dịch. Nên nhớ một máy nghe nhạc tới tay người dùng phải qua khâu “bán - mua”. Và dân kỹ thuật – khoa học có bán được đâu ? Họ phải thông qua “bộ phận bán hàng” hay một khâu trung gian nào đó. Người bán hàng chỉ bán sản phẩm khi đem lại lợi nhuận cho họ. Vì thế họ mua rẽ bán mắc hơn. Vậy đó…!

Phân tích thì có vẻ hơi trừu tượng. Nào hãy đi một vòng ra thế giới. Hãy thử hỏi vì sao Bill Gates ổng giàu. Vì ổng viết ra hệ điều hành à. Không đâu vì ổng bán hệ điều hành mà ổng viết ra. Vì vậy, nếu để ý ở các công ty công nghệ hay bất kỳ công ty cung cấp dịch vụ nào đều có lực lượng bán hàng ở đó. Hãy nhớ một sản phẩm chỉ có giá trị khi nó được bán đi đến tay người dùng.

Đọc tới đây có lẽ không cần thiết mình phải trả lời câu hỏi nữa. Vì tui tin chắc trong đầu bạn đã có câu trả lời cho mình. Bạn sẽ không thể giàu khi chỉ có kỹ thuật – nghiên cứu. Cái cần nữa là “business”. Có thể bạn cần học thêm về “business” hay một các thông minh là tìm cho mình những chuyên gia về lĩnh vực đó, mời họ làm cộng sự !
Ngây Ngô

7 nhận xét:

  1. Một sản phẩm có tốt đến mấy hay một người có giỏi mà ko có chiến lược PR cho phù hợp thì dù có giỏi hay tốt đến đâu cũng ko bao giờ thành công.

    Trả lờiXóa
  2. E hèm, câu hỏi này mình cũng thấy xuất hiện trên dethanhcong.com, quả thật mình chỉ nhận được những gì xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Dân kỹ thuật chất xám nhiều nhưng phải xem chất xám đó đã đầu tư đúng mức chưa?

    Trả lờiXóa
  3. @Nutatu: Đầu tư chất xám đúng mức là một chuyện, ứng dụng nó là chuyện khác. Rất khác đó bác Trung !

    Trả lờiXóa
  4. Vấn đề này phức tạp hơn so với suy nghĩ thông thường và phải tính toán. Như McDonald là một ví dụ kinh điển

    Trả lờiXóa
  5. Đúng là dân kỹ thuật thường được "tiếng" chớ ít có "miếng" ^^

    Như ông Tesla, lúc đầu ổng làm việc cho Edison phát minh ra dòng điện xoay chiều và vô số đồ dùng điện xoay chiều khác. Nhưng cuối cùng mọi người vẫn quy những phát minh đó cho Edison vì chúng được giới thiệu và rao bán từ nhà máy của ổng :)

    Trả lờiXóa
  6. Theo mình.Dân kỹ thuật đầu tư trí nào vào sản phẩm.Vì mục đích là tạo ra sản phẩm,Nó khác dân kinh tế.Họ đầu tư suy nghĩ về các kế sách để thu lợi.Phải dựa vào nhua thì mới có thể kiếm dduwwocj nhiều tiền.Billgate giàu vì oongta biết cách kết hợp giữa sản phầm và đưa sản phẩm tới người dùng.

    Trả lờiXóa
  7. @Ngọc : Mỗi lĩnh vực đều có đặc điểm khác nhau. Nhưng ở một lĩnh vực nào đó cần phải biết thêm một chút cái khác. Nhờ vào những kiến thức đó giúp công việc chính của ta được trôi chảy hơn ^^!

    Trả lờiXóa