28/4/11

Đi theo lối mòn


Ở rất nhiều sách, nhiều buổi diễn thuyết, nhiều bài viết và nhiều nhà tư tưởng, người ta thường cổ vũ cho phong trào "phá vỡ lối mòn". Tức là không đi theo lối mòn cũ. Một trong những ví dụ rõ ràng cho việc "phá vỡ lối mòn" là bỏ việc làm công đi gầy dựng sự nghiệp bản thân, bỏ học để thành công như Bill Gates, không đi theo đám đông...Có phải bất cứ ai cũng đều thành công. Liệu việc đi theo lối mòn có là bảo thủ ngu muội ?

Một minh chứng rõ ràng cho hành động "phá vỡ lối mòn" là những con người Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg đều bỏ học gầy dựng sự nghiệp và trở nên thành công, giàu có.

Ngày xưa Bill Gates rời bỏ chiếc ghế đại học thành lập nên Microsoft. Và tới bây giờ Microsoft trở thành một trong những tập đoàn vĩ đại nhất thế giới. Có phải hồi đó Bill Gates nghĩ rằng nghỉ học cho rãnh tay  để làm việc ? Hoàn toàn không có chổ cho quyết định thiếu cơ sở. Vì khi đó ông đã trở thành một "thiên tài lập trình", ông có ý tưởng thống trị cả thế giới. Ông trải qua hơn 10.000 giờ lập trình với cái máy tính. Ông là một trong những người may mắn đầu tiên tiếp xúc cái máy tính cá nhân, lúc đó máy tính như một thứ xa xỉ với mọi người. Thời đó có bao nhiêu người có khả năng "gõ đầu" được Bill Gates. Với những cơ sở như vậy có đáng để Bill Gates bỏ học ?

Nói về Steve Jobs, ông cũng là một minh chứng sống "quyến rũ" nhất về việc "phá vỡ lối mòn". Chiếu theo những gì ông nói, sở dĩ ông bỏ học trước khi lập nên hãng Apple là vì tiền học phí đại học khá cao, nó quá sức với điều kiện kinh tế của gia đình, của cha mẹ ông. Và ông không tin rằng việc học đại học có thể giúp những gì ông sẽ làm cho cuộc đời mình. Thế là ông bỏ học, nhưng ông lại ở lại trường học nốt khóa học "viết chữ đẹp". Và cho tới bây giờ kiểu chữ đó được ông đưa vào máy Mac nổi tiếng, sau đó nó có mặt trên khắp các máy tính hiện đại bây giờ, nó rất đẹp. Câu hỏi đặt ra liệu Jobs khi học tiếp hết chương trình đại học, với những kiến thức đó có thể không chỉ "kiểu chữ đẹp" đó, được ông kể ra trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp đại học Standford.

Và hiện tượng thành công gần đây là con người mang tên Mark Zuckerberg. Liệu anh có bỏ học trường Hardvard đi xây dựng một website mang tên Thefacebook (tên của Facebook cũ), một site với ý tưởng ban đầu kết nối sinh viên Hardvard lại với nhau. Anh nói Bill Gates đã ảnh hưởng rất lớn trong quyết định bỏ học của mình. Không đơn giản là vậy. Thậm chí khi đã mở rộng Thefacebook ra khỏi trường Hardvard, lượng người dùng lên đến hơn vài chục nghìn người sử dụng thuộc 36 trường đại học, nhưng anh vẫn phải đi học đều đều, vẫn làm bài tập, và nghe giảng tại giảng đường. Cho đến khi lượng người dùng 100.000 người, Mark vẫn là sinh viên của Hardvard. Và cho đến khi con số đạt mốc 200.000 người, trên 70 trường đại học Mark mới bắt đầu từ giả chiếc ghế tại giảng đường của mình. Bạn có biết với các con số đó, với tuy duy một sinh viên Hardvard, một người Do Thái thông minh, Mark nhận thấy được tìm năng của Thefacebook. Bên cạnh đó Mark nhận được rất nhiều lời đề nghị đầu tư, thậm trí mua lại từ các đại gia công nghệ, trong đó có cả gã khổng lồ Google. Nếu ở vị trí Mark bạn có thấy Thefacebook có tiềm năng đến đâu ?

Nếu như Bill Gates không phải là "thiên tài lập trình", nếu Steve Jobs sinh ra trong gia đình giàu có, Mark không nhận ra được tiềm năng khủng khiếp của Thefacebook. Liệu họ có từ giả chiếc ghế học tập của mình không. Mình không biết. Nhưng với một người lý trí tất nhiên là không, họ không dại như vậy.

Đặt bạn vào lựa chọn đi theo lối mòn hay phá vỡ bạn sẽ chọn đường nào ? Liệu hành động phá vỡ lối mòn có phải là lựa chọn đúng đắn. Liệu nó có phải là lựa chọn tốt nhất hay không ? Liệu bạn có đủ khả năng, bản lĩnh và quyết tâm bước lên và đi hết "ngã rẻ" đã chọn của mình. Liệu, liệu...? Trả lời hết những câu hỏi đó bạn hãy nghĩ đến việc có nên "phá vỡ lối mòn" hay không.

Ngày xưa, Jobs, Gates, Mark nhận thấy được "tia sáng" ngã rẽ của mình. Và họ đã rẻ nhưng bạn có biết họ vẫn phải đi theo lối mòn cũ từ xưa đến nay. Họ vẫn đi học, tích lũy đủ kiến thức, đủ tư duy, đủ khả năng...Vì vậy nếu chưa xác định được ngã rẻ cho mình, chưa chắc chắn về lựa chọn "đi theo lối mòn", hãy đi theo nó. Lối mòn là con đường duy nhất để đi đến ngã rẻ kia.
Ngây Ngô

5 nhận xét:

  1. Thích nhất câu cuối cùng, nghe rất ư là triết lý!^^

    Trả lờiXóa
  2. Một phần lớn của cái lối mòn này là do nền giáo dục đem tới, và ở Việt Nam thì nền giáo dục làm rất tốt việc này, những người dám rẽ hầu như đều như rất ít

    Trả lờiXóa
  3. Theo mình môi trường của Việt nam chua có và
    quan trọng là mình chưa đủ tài

    Trả lờiXóa
  4. @Đồng Hương Phú Thọ và @Đam mê số:
    Để muốn đi hay không đi theo lối mòn đòi hỏi ta suy xét rất nhiều. Vì mỗi quyết định của ta sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai. Không có công thức chung nào cho tất cả mọi người, tất cả quốc gia...Vì vậy đây là một vấn đề đáng phân tích đúng không bạn ^^

    Trả lờiXóa
  5. Mình cũng có ước mơ giống thế

    Trả lờiXóa