1/9/10

Xin lỗi trước khi người ta bắt lỗi


Bạn thử nghĩ bạn vừa đắc tội với con nhỏ vô cùng hung dữ. Nó có thể xé xác mấy thằng con trai dám “đụng” đến nó. Và tui đã từng chứng kiến ghê rợn lắm. Xui xẻo sao lúc nó đang đi tui vô tình đạp dép nó (>”<). Nhưng bất ngờ thay tui chỉ nhận được cái nhìn bất ngờ rồi thôi. (^^!)

Đây là một thuật rất lợi hại, có thể khiến người hung tợn, kẻ nóng nảy đang lên cơn giận rồi nguôi ngay. Và tất nhiên tui đã vô tình áp dụng trong trường hợp trên. Nhỏ đó vừa quay mặt lại, định coi đứa nào to gan dám đạp dép nó. Nó vừa quay qua…với phản xạ tự nhiên tui liền đưa tay xin lỗi…cộng với vẻ mặt thành tâm và nghiêm nghị hối lỗi (không phải tỏ vẻ nhút nhát e dề mà xin lỗi nhé). Chưa kịp phản ứng để xử lý ra sao tui lại “đón đầu” vậy. Làm sao con nhỏ kịp “nổi nóng” được…quá nhanh mà. Có chăng lúc nó về tới nhà mới nghĩ ra nên chừng trị “đứa đạp dép” như thế nào thôi. Mà lúc đó tui đi mất khói rùi ^_^.

Chú ý bạn đừng tưởng cố ý đi “gây hoạ” rùi xin lỗi nhé. Không có chuyện “huề” như vậy đâu. Chỉ có thành thật hối lỗi với thuật “đón đầu” mới “hên xui” làm người ta nguôi giận. Nếu vẻ mặt không thành thật, xin lỗi không quyết đoán hay ứ á xử lý thì có bằng “thêm lửa”. Nếu chú ý kỹ bạn sẽ thấy “thuật” này từ ngàn xưa người ta đã dùng. Nếu các bạn có xem phim thấy mấy ông quan thường “Nô tài đáng chết, đúng ra nô tài phải làm vậy, không làm như vậy. Nô tài vạn lần đáng chết…vạn lần…Mong bệ hạ…”. Và cứ thế ông quan “xổ” ra một hơi. Nếu“tội không thể dung tha như phản vua” mấy ổng mới bị chém đầu, chứ “hơi nghiêm trọng” ông vua bỏ qua thôi. Đánh người chạy đi, chứ ai đánh người chạy lại bao giờ !

Thực ra không phải do tui “chế” ra thuật này, chỉ qua do sách vở rồi liên hệ đến vài chi tiết thực tế để dẫn chứng thôi. Tui nghĩ trong đời sống hàng ngày tránh cỡ nào cũng phải mắc lỗi và y như rằng ta không muốn chuyện xé to hơn nữa. Nên việc nắm thuật này rất cần thiết đó chứ ? Thôi thì từ đây nếu có lỗi hay thấy người ta vừa nóng giận, nếu muốn “nưới sôi bỗng nhiên nguội” hãy nhớ đến thuật này: Thành thật nhận và xin lỗi trước khi người ta kịp phản ứng “nóng lên cỡ nào”. Chẵng hạn như “Xin lỗi ông đúng ra tôi nên cẩn thận hơn. Tôi đã lơ đễnh. Đúng ra tôi phải làm thế này, mà tui lại làm thế kia. Khiến sự việc nó ra vậy, nó khiến ông phải bận tâm. Tôi thật là…mong ông hãy…”. Nếu ông xếp nào nóng tính cỡ nào cũng “nguôi” phần nóng giận đi. Và có thể suy xét lại…

Hãy xin lỗi trước khi người ta kịp bắt lỗi mình nhé !

Chúc tất cả may mắn
Ngây Ngô

2 nhận xét:

  1. "Xin lỗi trước" cũng là một kinh nghiệm rất hay được rút ra từ cuốn Đắc nhân tâm. Song, thủ thuật nầy khó lòng mà thực hiện được đối với những người đã có chủ ý gây sự với ta ^^

    Trả lờiXóa
  2. @Mr.7: Nếu người đó "nhẫn tâm gây sự" thì thua. Nhưng thuật này vẫn có tác dụng hạ cơn giận tức thì cả hắn lại. Khi mình đã nhận lỗi rồi thì không có nguyên cớ nào để người ta có thể "chửi" nữa. Nhưng nếu lỗi quá nghiêm trọng thì e là...

    Trả lờiXóa